THƯ GIỚI THIỆU SẢM PHẨM TRẠM BIẾN ÁP HỢP BỘ KIỂU ĐỨNG

Công ty Cổ phần Tư vấn, Xây dựng và dịch vụ Điện Việt (Công ty Điện Việt) xin gửi đến Quý Công ty lời chào trân trọng.

A- Giới thiệu về công ty Điện Việt và bằng độc quyền sáng chế, Giải pháp hữu ich, Kiểu dáng công nghiệp  “TBA Hợp bộ đứng”

Công ty Điện Việt là một doanh nghiệp được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh với mã số doanh nghiệp 0104164884 ngày 14/9/2009 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp; giấy phép hoạt động điện lực số 82/GP-ĐTĐL ngày 12/11/2009, số 67/GP-ĐTĐL ngày 26/4/2011 về lĩnh vực tư vấn thiết kế, giám sát thi công các công trình điện cấp điện áp đến 220kV do Cục Điều tiết Điện lực – Bộ Công Thương cấp.

Từ khi thành lập đến nay Công ty Điện Việt đã tham gia thiết kế, giám sát thi công, xây lắp nhiều công trình trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh thành khác.

Từ năm 2013, Công ty Điện Việt đã nghiên cứu đề tài “trạm biến áp hợp bộ kiểu đứng” với tên gọi ban đầu là TBA Điện Việt / TBA 1 cột hợp bộ, với nhiều ưu việt hơn so với các kiểu TBA đã có.

1- Tiết kiệm diện tích đất xây dựng: Các thiết bị chính của trạm biến áp (TBA) được bố trí hợp lý trong chỉ một khối. Trạm biến áp hợp bộ kiểu đứng rất nhỏ gọn với kích thước chính dài 1,4m- rộng 1,1m nên tiết kiệm được quỹ đất của thành phố dành cho việc xây dựng các trạm biến áp, dễ lựa chọn vị trí lắp đặt trạm và góp phần làm đẹp cảnh quan đô thị.

2- Tiết kiệm thời gian lắp đặt: TBA được chế tạo, lắp ráp trọn bộ tại xưởng, do vậy rút ngắn đến mức tối đa thời gian lắp đặt tại công trường, rất phù hợp với yêu cầu về tốc độ thi công trong khu vực đô thị.

3- Linh hoạt về thiết bị: Thân TBA được làm bằng thép tấm, được gia cố chắc chắn, cho phép lắp được máy biến áp công suất lớn lên trên và khoảng không gian rộng bên trong để lắp đặt thiết bị.

4- Vận hành an toàn tiện lợi: TBA là trạm kiểu kín, có thang và giá thao tác đi kèm. Việc thao tác, kiểm tra lấy số liệu của trạm dễ dàng.

Với uy tín đã được khẳng định trên thị trường, đến nay đã có hàng trăm trạm biến áp đã được chúng tôi xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội tại các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Hà Đông, Long Biên, Tây Hồ…

Một số trạm biến áp hợp bộ kiểu đứng  điển hình đã được xây dựng như: các trạm biến áp cấp điện cho Sở Công an TP Hà Nội, TBA cho các khu nhà ở cao cấp, TBA lắp đặt tại các phố cổ Hà Nội….

Trạm biến áp hợp bộ kiểu đứng đã được Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội cho phép đưa vào sử dụng trong lưới điện của TCT Điện lực Thành phố Hà Nội quản lý bằng văn bản số 1976/EVNHANOI-B04 ngày 07-5-2013;

Chúng tôi đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ – bộ Khoa học Công nghệ, đã được cấp bằng độc quyền sáng chế số 16497 cho “Trạm biến áp hợp bộ kiểu đứng”.

Để sản phẩm của mình được ứng dụng có hiệu quả hơn,chúng tôi đã tiếp tục cải tiến, hoàn thiện và  đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Công ty Điện Việt đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp tổng cộng 3 bằng độc quyền sáng chế số 20559, 20560; 2 bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số 1986, 2191; 10 bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp số 20748, 22837, 24219,29227, 24949, 30210, 30211, 30212, 30213, 30252.

Với các bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền Giải pháp hữu ích, bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp như trên Công ty Điện Việt đã đưa những sản phẩm trí tuệ của mình vào sản xuất phục vụ nghành điện và phục vụ nhu cầu sử dụng của xã hội với các sản phẩm chính như sau:.

STT Hình ảnh Mô tả đặc điểm chính
 

 

 

 

 

 

1a

dien viet Trạm biến áp Hợp bộ kiểu đứng (loại máng cáp đi xuống phía thành bên khung chịu lực):

-Máy biến áp (MBA) đặt trên trụ thép chịu lực.

-Trụ thép chịu lực làm bằng tôn ZAM hoặc tôn thường mạ kẽm, chịu được lực nén đến 15 tấn.

-Ưu điểm nổi bật của TBA loại này là do trong trụ thép được bố trí thiết bị đóng cắt trung áp bên trên, thiết bị đóng cắt hạ áp bên dưới nên có kích thước mặt cắt ngang là nhỏ nhất so với tất cả các loại TBA có cấu hình tương tự.

– Phù hợp nhất với những nơi như vỉa hè, mặt phố do chiếm kích thước mặt tiền các nhà mặt phố là nhỏ nhất, chỉ là 1,1m.

 

 

 

 

 

 

1b

dien viet Trạm biến áp Hợp bộ kiểu đứng (loại máng cáp đi thẳng xuống khoang tủ trung áp và tủ hạ áp):

-Máy biến áp (MBA) đặt trên trụ thép chịu lực.

-Trụ thép chịu lực làm bằng tôn ZAM hoặc tôn thường mạ kẽm, chịu được lực nén đến 15 tấn.

-Ưu điểm nổi bật của TBA loại này là  do trong trụ thép được bố trí thiết bị đóng cắt trung áp bên trên, thiết bị đóng cắt hạ áp bên dưới nên có kích thước mặt cắt ngang là nhỏ nhất so với tất cả các loại TBA có cấu hình tương tự.

– Phù hợp nhất với những nơi như vỉa hè, mặt phố do chiếm kích thước mặt tiền các nhà mặt phố là nhỏ nhất, chỉ là 1,1m.

 

 

 

 

 

2

dien viet Trạm biến áp 2 khối :

-Máy biến áp (MBA) đặt trên trụ thép chịu lực.

-Trụ thép chịu lực làm bằng tôn ZAM hoặc tôn thường mạ kẽm, chịu được lực nén đến 15 tấn.

– Trong trụ thép được bố trí thiết bị đóng cắt trung áp

Ưu điểm nổi bật của TBA loại này là thiết bị đóng cắt hạ áp được bố trí trong tủ hạ áp đặt bên cạnh.

Vì vậy tuy có kích thước lớn hơn TBA hợp bộ đứng nhưng bù lại thao tác đóng cắt tủ trung áp và tủ hạ áp dễ dàng hơn

 

 

 

 

 

3

dien viet Trạm biến áp trụ thép chịu lực chữ I:

-Máy biến áp (MBA) đặt trên trụ thép chịu lực chữ I chế tạo bằng tôn ZAM hoặc tôn thường mạ kẽm, chịu được lực nén đến 15 tấn.

– Ưu điểm nổi bật của TBA loại này là do trụ thép được chế tạo thành các mô đun nhỏ nên dễ dàng cho công tác mạ kẽm và vận chuyển TBA.

Tủ trung áp và tủ hạ áp được bố trí bên cạnh trụ thép, thuận lợi cho thao tác vận hành, sửa chưa, đảm bảo mỹ quan đô trị.

Về chất lượng và vật tư thiết bị, công suất sử dụng cúa TBA Hợp bộ đứng, Trạm biến áp 2 khối, Trạm biến áp trụ thép chịu lực chữ I.

  1. a) Về khả năng chịu lực và tuổi thọ của trụ thép chịu lực.

– Đã được Viện chuyên ngành Kết cấu công trình xây dựng – Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng thử nghiệm (HĐ 119-2016/KNIBS) đạt khả năng chịu tải trọng đến 15 tấn.

– Phần chịu lực của Trụ thép được sản xuất từ tôn ZAM hoặc thép tấm mạ kẽm, độ dày nhỏ nhất là 4mm đến 10mm (phụ thuộc vào tải trọng MBA và các thiết bị đặt lên) nên có tuổi thọ rất cao.

  1. b) Các Vật tư thiết bịnhư MBA, tủ trung áp, tủ hạ áp… đều là các thiết bị đang được sử dụng phổ biến trên thị trườngđã được ngành điện chấp nhận, sử dụng an toàn trong những năm qua.
  2. c) Về công suất sử dụng của TBA Hợp bộ đứng:

           Công ty khuyến nghị Công suất của TBA Hợp bộ đứng sử dụng đến 1250kVA với các lý do do sau:

          – Trụ thép chịu lực đạt khả năng chịu tải trọng đến 15 tấn, với MBA có công suất đến 1250kVA, trọng lượng < 4,5 tấn sẽ có hệ số an toàn là 3, rất an toàn.

          – Trạm biến áp Hợp bộ đứng đa số được sử dụng ở đo thị nên với công suất ≤ 1250kVA sẽ có bán kính cấp điện đến các phụ tải điện hợp lý.

          – Trọng lương dầu của MBA trong dải công suất này ≤ 1000 Kg, theo điều III.2.76  Quy phạm trang bị điện, khi xây dựng mới TBA có một máy biến áp không bắt buộc phải có hố thu dầu sự cố.

          – Trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu lắp đặt TBA Hợp bộ đứng có công suất lớn hơn 1250kVA cần liên hệ với Công ty Điện Việt và tác giả để tư vấn thiết kế chi tiết.

B- Về vấn đề tranh chấp pháp lý.

Thực tế cũng đã xảy ra. Cụ thể là Công ty CP Đầu tư phát triển điện lực (EDI) mà đại diện là ông Hồ Viết Thống, tác giả sáng chế số 16461 “trạm biến áp 1 cột hợp bộ” từ nhiều năm nay đã liên tục gửi văn bản tới các đơn vị trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các cơ quan chức năng, các đơn vị có nhu cầu sử dụng trạm biến áp với nội dung mập mờ, đen trắng lẫn lộn, dựa trên quan điểm chủ quan, thiếu căn cứ, bóp méo sự thật nhằm gây hiểu lầm về các nội dung đã được bảo hộ của bằng độc quyền sở hữu trí tuệ của Công ty Điện Việt.

Về nội dung này, các cơ quan chức năng liên quan đều đã xử lý và có văn bản trả lời. Cụ thể như sau:

1- Bộ Khoa học công nghệ đã có công văn số 4125/BKHCN-Ttra ngày 07/12/2017 gửi Văn phòng Chính phủ để phúc đáp và đề nghị Văn phòng Chính phủ đăng trên Cổng thông tinh điện tử Chính phủ và Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam.

2- Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ đã có văn bản kết luận giám định số SC021-18YC/KLGĐ ngày 11/10/2018 khẳng định các bản vẽ thiết kế TBA Hợp bộ đứng của Công ty Điện Việt đang sử dụng từ năm 2017 đến nay là không vi phạm quyền sáng chế số 16461 của EDI

3- Ban sản xuất các Chương trình giải trí VTV3 Đài truyền hình Việt Nam, Chương trình Sáng tạo Việt đã làm việc cụ thể với EDI về những nội dung mà EDI đã tố cáo hình ảnh đã phát sóng của Chương trình Sáng tạo Việt số 25 ngày 02/10/2017 về “Trạm biến áp hợp bộ kiểu đứng” là vi phạm sáng chế của EDI thì đã thấy rõ những yêu cầu của EDI là hoàn toàn vô lý và không có căn cứ. Do đó, EDI đã phải tự nguyện rút lại yêu cầu và chấm dứt việc khiếu nại.

4- Thanh tra bộ Thông tin & Truyền thông cũng đã có văn bản số 65/Ttra trả lời tố cáo của EDI là Công ty Điện Việt cung cấp thông tin sai sự thật cho các cơ quan báo chí là không có cơ sở.

5- EDI và ông Hồ Viết Thống cũng đã rất nhiều lần gửi văn bản tới Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội về nội dung tương tự như nêu trên và Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội cũng đã có văn bản trả lời.

6- Gửi văn bản tới các Công ty: Công ty TNHH Xây Lắp & Đầu Tư Thiết Bị Điện 3A, Công ty Cổ Phần Công Nghiệp INVICO, Công ty Cổ Phần Công nghệ SMOSA Việt Nam,… là các đối tác đã và đang hợp tác sản xuất phát triển Trạm biến áp hợp bộ kiểu đứng và gửi đến các đơn vị sử dụng TBA hợp bộ kiểu đứng.

7- Cập nhật vào Facebook cá nhân của ông Bùi Quang Thinh là tác giả sáng chế số 16497 và Facebook của Công ty Điện Việt đưa ra các coment mang tính chất vu cáo cá nhân ông Bùi Quang Thinh và Công ty Điện Việt.

Mặc dù đã được các cơ quan, đơn vị giải quyết như vậy nhưng ông Hồ Viết Thống và Công ty EDI gần đây tiếp tục có văn bản gửi tới các Công ty Điện lực, các khách hàng, phát hành tờ rơi với các nội dung tương tự.

8- Nghiêm trọng hơn, trong năm 2019 chính Công ty EDI còn sản xuất cung cấp TBA vi phạm Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 30252 của Công ty Điện Việt. Sự vi phạm này đã được Viện khoa học Sở hữu trí tuệ xác nhận bằng văn bản giám định kết luận số KD008-YC20/KLGĐ.

Hành vi của EDI có thể nói là có dấu hiệu vi phạm pháp luật (cạnh tranh không lành mạnh & thông tin sai sự thật, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ), đã gây nhũng nhiễu cho ngành báo chí, các cơ quan nhà nước liên quan và đã làm tổn thất đến không chỉ danh dự mà còn làm tổn thất đến thời gian, đến tài chính của Công ty Điện Việt do sản phẩm sáng chế “trạm biến áp hợp bộ đứng” bị phát triển chậm lại so với kế hoạch.

Công ty Điện Việt đã có văn bản kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của Công ty EDI.

C- Về việc một số công ty vi phạm quyền sở hữu trí tuệ “TBA Hợp bộ đứng” của Công ty Điện Việt

TBA Hợp bộ đứng là sản phẩm được cấp bằng độc quyền sở hữu trí tuệ. Để TBA Hợp bộ đứng được phát triển, được sử dụng phổ biến hơn, tham gia cạnh tranh công bằng, lành mạnh, phù hợp với Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14,Công ty Điện Việt đã có các chính sách sau:

1- Trực tiếp sản xuất, tham gia thầu cung cấp TBA Hợp bộ đứng.

2- Đồng ý ủy quyền sử dụng quyền sở hữu trí tuệ của Điện Việt cho các Công ty có đủ năng lực sản xuất, có nhu cầu sản xuất TBA Hợp bộ đứng để cung cấp cho chủ đầu tư.

Mặc dù vậy, qua tìm hiểu chúng tôi được biết hiện nay, ngoài vi phạm của Công ty EDI như đã nêu ở trên còn có một số công ty sản xuất tủ bảng điện đã và đang sản xuất kiểu trạm biến áp sử dụng bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp của Công ty Điện Việt mà chưa được Công ty Điện Việt cấp ủy quyền để chào thầu đến Quý Công ty.

ØNhư vây các công ty này đã vi luật luật Sở hữu trí tuệ

Theo điểm 10, khoản 1, điểm c – nghị định 99/2013/NĐ-CP; “khai thác công dụng sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế là xâm phạm quyền đối với sáng chế”

Theo điều 9 – Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) năm 2005: “Tổ chức cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà luật cho phép để tự bảo vệ quyền SHTT của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền SHTT của tổ chức, cá nhân khác”.

Theo quy định tại điều 124 – Luật Sở hữu trí tuệ thì hành vi sử dụng sáng chế, KDCN được quy định như sau:

Điều 124. Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

  1. Sử dụng sáng chế là việc thực hiện các hành vi sau đây:
  2. a) Sản xuất sản phẩm được bảo hộ;
  3. b) Áp dụng quy trình được bảo hộ;
  4. c) Khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ;
  5. d) Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm c khoản này;

đ) Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm c khoản này.

  1. Sử dụng kiểu dáng công nghiệp là việc thực hiện các hành vi sau đây:a) Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ;
  2. b) Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm a khoản này;
  3. c) Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm a khoản này.

Theo điều 125 – Luật SHTT: Quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

  1. Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp….

Theo điều 198 – Luật SHTT: Quyền tự bảo vệ

  1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
  2. a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  3. b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
  4. c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  5. d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

ØCũng với lý do trên các công ty này đã vi phạm điều 90 luật đấu thầu:

Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Ø Về kỹ thuật, đây là việc làm vi phạm kỹ thuật an toàn điện.

Các đơn vị làm nhái, vi phạm Sở hữu trí tuệ nên không có các văn bản kiểm định kỹ thuật theo quy định. Trong trường hợp xảy ra các vấn đề về an toàn điện thì chủ đầu tư sẽ phải chịu rủi ro và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước các cơ quan pháp luật.

Chúng tôi, bằng văn bản này khuyến cáo với Quý Công ty về việc vi phạm quyền SHTT trạm biến áp hợp bộ kiểu đứng của Công ty Điện Việt nói trên.

 Kính đề nghị Quý Công ty là chủ đầu tư khi mời thầu và xét thầu các công trình có sử dụng kiểu trạm biến áp hợp bộ kiểu đứng chỉ chấp nhận xét thầu cho các đơn vị đã được Công ty Điện Việt ủy quyền bằng văn bản được sử dụng bằng độc quyền sáng chế / giải pháp hữu ích / kiểu dáng công nghiệp của Điện Việt.

Chúng tôi cũng kiến nghị Quý Công ty là đơn vị quản lý vận hành lưới điện không nghiệm thu đóng điện cho các trạm biến áp chưa đủ điều kiện pháp lý, an toàn mà chúng tôi đã nêu.

Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác giúp đỡ của Quý Công ty.

Mọi ý kiến phản hồi xin gửi theo địa chỉ: Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và dịch vụ Điện Việt, phòng 305, nhà A5, khu đô thị mới Đại Kim, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Điện thoại liên hệ 096.1002.191 (Mr. Thinh – TGĐ), 090.1726.013 Mr. Việt (Giám đốc TT Dịch vụ)

Xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời